Hôm nay chúng ta sẽ bàn về chuyên đề Kỹ Thuật Câu Cá Tra. Trong đó chúng ta sẽ có 2 phần nghiên cứu đó là:
1. Kỹ Thuật Câu Cá Tra
- Kỹ thuật câu cá tra sông
- Kỹ thuật câu cá tra hồ
- Mồi Câu Cá Tra Sông
- Mồi Câu Cá Tra Hồ
Sỏ dĩ tôi nêu lên những quan điểm đó chũng chính vì Câu con gì chúng ta phải "hiểu" con đó thì mới mong thắng lợi, do vậy chúng ta bắt đầu với các đặc tính sinh học của chúng.
Bàn luận về cá tra:
Cá tra là cá da trơn, thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 39 0C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng.
Cá tra là loài cá ăn tạp. Trong tự nhiên, cá thích ăn các loại mồi sống cũng như các loại thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, người ta thường sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Các nguồn nguyên liệu thường dùng để chế biến thức ăn cho cá tra là cá tạp tươi, bột cá lạt, con ruốc, cám gạo, bột bắp, bột đậu nành, rau xanh … Do đó nếu bạn biết được cá trong hồ bạn câu khi nuôi người ta cho ăn bằng thứ gì là bạn đã có lợi thế lớn bước đầu.
Trước tiên ta hảy bàn về loại cần dùng để câu cá tra. Cần câu cá tra thường là cần máy vì nó cho phép bạn quăng mồi chính xác ở những vị trí xa bờ và cho phép bạn bắt được những chú cá to lên tới vài chục kí (nếu cá lớn, mobin máy tự xả dây để dây câu không bị đứt). Chiều dài cần nên chọn vào khoảng 2,7m đến 3m, độ cứng từ trung bình (Medium) cho đến cứng (Heavy). Chất liệu làm bằng sợi thủy tinh hoặc sợi carbon, tuy nhiên cần carbon nhẹ hơn và củng đắt tiền hơn. Máy câu thường dùng là loại 4000 - 6000. Tóm lại cần câu cá tra củng tương đồng với cần câu cá chim nên chỉ cần sắm một cần dùng chung cho 2 loại cá này.
Bây giờ ta bàn về thẻo câu. Cá tra có tập tình ăn mồi ở tầng đáy, tuy nhiên nếu cá yếu hoặc tình trạng nước bị thiếu oxy như buổi sáng chẳng hạn thì cá sẽ nổi lên tầng lửng và tầng mặt. Do vậy khi bạn câu tầng đáy mà cá không ăn mồi đồng thời thấy cá nổi lên ăn móng nhiều thì bạn nên chuyển qua câu phao để treo mổi ở tầng mặt hoặc tầng lửng. Bạn có thể dùng thẻo đơn, thẻo đôi, thẻo chùm nho. Nều dùng chì thì phải dùng chì luồn dây bên trong để khi cá kéo mồi chì không làm sượng lại khiến cho cá nhả mồi.
mồi cám móc vô thẻo chùm nho
Mồi câu cá tra rất phong phú, rất sáng tao và lắm công phu. Đối với mồi cơm thì thành phần chính là cơm thiu và các thành phần phụ thêm vào tùy theo ý của mổi cần thủ như : nước cốt dừa, sữa, phô mai, bột nêm,...Mồi cám củng vậy, thành phần chính là cám tanh sau đó tùy ý trộn thêm vào các thành phần phụ như trên. Nếu bạn không có kinh nghiệm làm mồi thì củng không sao, bạn câu bằng những loại mồi tự nhiên hoặc chế biến sẳn như: bánh mì, chuối chín, bún để thiu, thậm chí trùn cơm, trùn hổ cá tra vẩn ăn. Bạn hảy nhìn xem các loại mồi trong ảnh sau tôi đã câu được 8 chú tra trong một buổi đi câu.
từng lên 8 chú tra với các loại mồi này
Cuối cùng khi đi câu bạn lưu ý vài điểm sau:
- Phải tìm cách biết được thông tin về nguồn cá. Cá nuôi bằng cám công nghiệp thì mồi câu phải thiên về cám; còn nuôi bằng hèm bia thì mồi phải có chất (mùi) bia; nuôi bằng cơm thì phải lấy cơm làm nguyên liệu chủ lực.
- Khi câu chọn vị trí "đắc địa" nhất như: gần nơi nước ra vào, sâu, có bóng mát hoặc nơi người ta thường cho cá ăn.
- Hồ sâu, nước lạnh: đánh bằng cám có độ đạm cao. Nếu đánh cơm phải là cơm chua, béo và mặn.
- Hồ cạn: tìm nơi sâu nhất có thể để thả mồi vì đó là nơi trú ẩn của cá tra. Nếu mồi cám thì chỉ tanh vừa, có độ đạm trung bình và mùi thơm vừa phải. Nếu mồi cơm thì cũng không chua lắm, độ mặn và béo cũng vừa phải.
- Mồi câu không cứng, cá tra thích mồi mềm.
Chúc các bạn thành công!